Câu chuyện về cách xử trí khi con không muốn đi học của một người mẹ được chia sẻ trên đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng bởi hầu như ai cũng từng gặp tình huống con tuyên bố không muốn đi học, thậm chí khóc thảm thiết nếu phải đi học.
Theo lời người mẹ kể về cô con gái nhỏ 5 tuổi tên Mun thường nói với mẹ rằng bạn không thích đi học mà thích đi kiếm tiền.
Một ngày, Mun nhất định không chịu đến trường. Người mẹ đã chiều theo ý của con và quyết định gọi cho cô giáo xin nghỉ học 1 ngày để con đi “khởi nghiệp”.
Nhà ngay gần khu du lịch nên công việc 2 mẹ con lựa chọn là bán mũ du lịch cho khách. Mẹ đầu tư 100.000 đồng để nhập 10 chiếc mũ nan cho Mun đi bán.
Công việc bắt đầu lúc 8h15 và bạn nhỏ rất hào hứngFrom: web game casino. Đến 9h, nắng bắt đầu lên, khách đến nhiều nhưng Mun chưa bán được chiếc mũ nào. Mồ hôi nhễ nhại nhưng bạn nhỏ vẫn còn rất kiên trì.
Sau gần 2 tiếng, Mun đã nắm được kỹ năng cơ bản về việc chào mời khách nhưng doanh thu vẫn bằng 0 đồng. Lát sau, Mun đã biết chạy theo đón những xe điện chở khách mới đến, trở thành người mời chào đầu tiên nhưng vẫn chưa có ai mua. Bạn chạy lại hỏi mẹ xem mũ có vấn đề gì không mà sao không bán được.
Cả buổi sáng, cô bé 5 tuổi chỉ bán được một chiếc mũ với giá 20.000 đồng.
Về đến nhà vừa khát lại vừa mệt, Mun được bà cho uống 1 quả dừa và ăn thêm 1 hộp sữa chua. Con quay lại hỏi mẹ quả dừa bao nhiêu tiền. Mẹ vừa bảo 20.000 đồng và quan sát thấy con như mắc nghẹn. Cô bé im lặng khi biết rằng giá trị của quả dừa đó bằng với số tiền kiếm được từ việc bán hàng vất vả cả buổi sáng.
Đến chiều, bà mẹ đề nghị con từ mai phải gửi tiền ăn trưa, ăn tối, giờ con đi làm rồi, bố mẹ không nuôi nữa. Con im lặng, vừa ăn tối vừa thở dài.
Kể từ đó, cô con gái nhỏ không còn ghét đi học nữa. Con bắt đầu tự giác đi học sau khi hiểu rằng nếu không đi học, cuộc sống sẽ trở nên vất vả như thế nào.
Phân tích về tình huống trên, hai tiến sĩ Tâm lý học lâm sàng Henry Cloud và John Townsend, tác giả cuốn sách “Vạch ranh giới” (NXB Lao động), cho rằng bố mẹ cần làm rõ ranh giới với trẻ để phân định được lợi ích của trẻ ngoan ngoãn đi học.
Hai chuyên gia dẫn ví dụ khi trẻ độ tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi) đòi ở nhà, bố mẹ có thể giải thích cho con rằng mỗi người trong nhà có nhiệm vụ, trách nhiệm khác nhau. Đi học là một trách nhiệm của con.
Song, cũng có những buổi nếu con thực sự cần ở nhà, bố mẹ có thể thỏa hiệp. Bố mẹ sẽ cho con ở trong nhà, không được ra ngoài chơi vì không có ai trông con. Con cũng không có những “quyền lợi” như trong ngày nghỉ (tức là con không được xem hoạt hình chẳng hạn).
Trong bữa ăn, bố mẹ cũng vạch rõ việc con cũng chỉ được ăn cơm thôi (không được ăn thêm thứ khác như trái cây hay sữa chua) vì thực ra bố mẹ đã đóng tiền ăn cho con ở trường rồi.
Khi bố mẹ bình tĩnh giải thích như vậy với trẻ tức là bố mẹ vạch ra cho trẻ hai lựa chọn. Bố mẹ không cần phải hét tướng lên với trẻ, mà chỉ cần nói từ tốn như vậy và để ý xem phản ứng của trẻ.
Theo hai tác giả, trẻ có thể sẽ lựa chọn ở nhà trong lần đầu tiên bố mẹ ra “thông điệp” như vậy. Nhưng chắc chắn sau trải nghiệm buồn chán như vậy, trẻ sẽ có sự so sánh về được và mất khi ở nhà và khi đi học, và trẻ sẽ có trách nhiệm hơn với việc đi học đều đặn của mình. Và trẻ hiểu rằng, ở nhà cũng chẳng hơn gì đến lớp, mà có khi còn buồn hơn vì chẳng có “đặc quyền” gì.
Các chuyên gia cũng lưu ý ngoài tâm lý bình thường, bố mẹ cũng cần quan tâm tới yếu tố rối loạn tâm lý của trẻ. Bố mẹ cần để ý về nỗi sợ hãi và lo lắng về việc đi học của con có sâu sắc và nghiêm trọng hay không.
Theo Hiệp hội Rối loạn lo âu Mỹ, vấn đề trẻ từ chối đi học trở lại phổ biến nhất ở độ tuổi 5-6 và trở lại một lần nữa ở độ tuổi 10-11.
Bố mẹ cùng ngồi lại với trẻ để tìm hiểu xem vấn đề ghét đi học bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào, nguyên nhân là gì. Đôi khi một nỗi ám ảnh cụ thể là gốc rễ của vấn đề, chẳng hạn như bị bắt nạt trên lớp, bị bạo hành hay sợ bị gọi tên trong lớp.
Nếu nhận thấy trẻ có những bất thường về tâm lý, bố mẹ nên nhờ chuyên gia sức khỏe tâm lý giúp đỡ.